Con trai của cô Trương Nhàn (ở Hà Nam, Trung Quốc) mới được 8 tháng tuổi. Đó là một bé trai rất kháu khỉnh, bụ bẫm và đáng yêu. Mẹ chồng cô Trương Nhàn rất hạnh phúc, vì đây là đứa cháu nội đầu tiên của bà. Vì cháu, bà đã bỏ mọi công việc ở quê để lên thành phố ở với vợ chồng con trai, giúp con dâu chăm sóc cháu nội. Bà nói, bà đã từng có kinh nghiệm chăm sóc trẻ, điều này khiến cô Trương Nhàn cũng phần nào yên tâm. Cuối cùng, cô Trương Nhàn cũng giao con trai cho bà nội chăm sóc để bắt đầu đi làm.
Buổi tối, sau khi đi làm về nhà, mẹ chồng còn khoe với Trương Nhàn rằng cháu rất thích gãi đầu gãi tai, điều này chứng tỏ sau này cháu trai lớn lên sẽ rất thông minh. Tuy nhiên, Trương Nhàn lại có chút lo lắng, cảm thấy rất có thể là con trai có chỗ nào đó không thoải mái. Mẹ chồng cô Trương một mực phủ định suy nghĩ của con dâu và nói rằng cô đã quá lo lắng, cháu ở nhà với bà vẫn hoàn toàn bình thường, không có biểu hiện gì không thoải mái.
Cuối tuần được nghỉ làm, cô Trương Nhàn ở nhà chăm con và phát hiện con trai liên tục lấy tay's dứt tai. Vì không yên tâm, lần này, cô quyết định đưa con đến Bệnh viện trung tâm thành phố Trịnh Châu kiểm tra. Mẹ chồng chỉ còn biết đi theo con dâu đến bệnh viện.
Sau khi bác sĩ kiểm tra chi tiết, bé trai được chẩn đoán bị viêm tai giữa. Bác sĩ nói với Trương Nhàn rằng may mắn là cô đã kịp thời đưa con đến bệnh viện, nếu đến muộn hơn một chút, hậu quả tương đối nghiêm trọng. Sau khi nghe kết quả, mẹ chồng Trương Nhàn đã vô cùng hối hận và tự trách mình thiếu hiểu biết.
Bệnh viêm tai giữa hình thành do nguyên's nhân's nào?
Bác sĩ cho biết viêm tai giữa là căn bệnh do vi rút, vi khuẩn làm cho vùng tai giữa phía sau màng nhĩ bị viêm nhiễm. Nguyên nhân's gây viêm tai giữa ở trẻ em chủ yếu là do cấu tạo vòi nhĩ lúc này phát triển chưa đầy đủ, kích thước ngắn. Vì thế, các loại vi khuẩn, dịch tiết ở họng, mũi dễ lan đến tai và gây bệnh. Bên cạnh đó, nếu như trẻ bị các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm mũi… thì cũng sẽ tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn xâm nhập lên vùng tai giữa và gây bệnh.
Làm thế nào để nhận biết trẻ bị viêm tai giữa?
Khi trẻ bị viêm tai giữa thường có biểu hiện đặc trưng: chảy mủ tai và đau nên trẻ nhũ nhi hay quấy khóc, đưa tay's dụi hoặc cấu tai, chán ăn, nôn hoặc tiêu chảy, có thể sốt cao. Khi ấn vào vùng tai hoặc kéo vành tai bệnh nhân's có biểu hiện đau nhói, khóc thét. Ở trẻ lớn còn kêu đau đầu, nghe kém. Dấu hiệu đặc trưng của viêm tai giữa là soi thấy màng nhĩ đỏ, không di động hoặc căng phồng… Chảy mủ và đau tai là dấu hiệu quan's trọng để chẩn đoán.
Khi trẻ bị viêm tai giữa thường có biểu hiện đặc trưng: chảy mủ tai và đau nên trẻ nhũ nhi hay quấy khóc, đưa tay's dụi hoặc cấu tai (Ảnh minh họa).
Cách phòng's ngừa viêm tai giữa cho trẻ
- Cho trẻ bú sữa mẹ để tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên.
- Tránh cho trẻ bú bình, vì khi dốc bình sữa, sữa có thể chảy vào ống eustachian (ống này thông với mũi và miệng) làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai. Nếu trẻ bú bình thì cho trẻ bú ở tư thế ngồi và giúp trẻ ợ hơi sau khi bú.
- Cha mẹ cố gắng không đưa trẻ đến nơi có người hút thuốc. Nếu trẻ hít phải khói thuốc lá rất dễ dẫn đến bị nhiễm trùng đường hô hấp, từ đó gây viêm tai.
- Nên thường xuyên làm sạch mũi của trẻ để ngăn vi khuẩn xâm nhập vào tai qua khoang mũi, điều này cũng giúp ngăn ngừa viêm tai giữa.
Bác sĩ Vân Nhi tại Khoa Nhi của Bệnh viện trung tâm thành phố Trịnh Châu (Hà Nam, Trung Quốc) cũng nhắc nhở: "Nếu cơ thể trẻ không thoải mái, trẻ sẽ tìm cách nói với cha mẹ, những đứa trẻ nhỏ mới sinh thì sẽ không trực tiếp nói được với cha mẹ, nhưng trẻ sẽ phát ra một số tín hiệu trên cơ thể để nhắc nhở rằng chúng không khỏe. Nếu cha mẹ phát hiện trẻ có những hành vi khác lạ, xảy ra quá thường xuyên thì nên bắt đầu chú ý, cần thiết phải đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay".
Nguồn: Sohu
Nguồn: afamily .vn