Một đứa trẻ sinh ra đã có răng nghe như trong một bộ phim kinh dị nhưng sự thực là nó hoàn toàn có thể xảy ra. Thậm chí là theo quan's niệm dân gian của nhiều người Việt, những bé đẻ ra đã có răng là điềm báo sẽ giúp gia đình giàu có. Thế nhưng đây cũng là điều khiến những ông bố, bà mẹ có con mọc răng như thế vô cùng lo lắng. Thực chất, đây là hiện tượng mọc răng sơ sinh và rất hiếm khi xảy ra.
Răng sơ sinh là gì?
Hiện tượng mọc răng sơ sinh là rất hiếm với tỷ lệ 1/2000 - 1/3000.
Răng sơ sinh là răng đã có ngay khi bé chào đời. Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ xuất hiện răng sơ sinh là khoảng 1/2.000 đến 1/3.000 ca sinh. Thông thường bé sẽ không có nhiều hơn 3 chiếc răng sơ sinh và xác suất xảy ra không phân biệt bé trai hay gái. Những chiếc răng này thường nằm ở vị trí răng cửa giữa hàm dưới, thỉnh thoảng ở răng cửa giữa hàm trên hoặc răng hàm thứ nhất, chân răng thường nông, gắn với lợi bằng một mô mềm nên rất dễ lung lay và rụng bất ngờ.
Nguyên nhân's trẻ sinh ra đã có răng?
Thực tế, sự phát triển răng của trẻ được bắt đầu từ giai đoạn phôi thai nhưng khi đó là ở mức độ mầm răng chứ chưa phát triển thành răng hoàn chỉnh. Sau khi sinh và phát triển, bé mới bắt đầu quá trình mọc răng. Nguyên nhân's khiến trẻ ngay khi sinh đã mọc răng có thể là do tình's trạng rối loạn nội tiết, thiếu hụt dinh dưỡng, xáo trộn tâm lí ở người mẹ mang bầu hoặc yếu tố môi trường sống. Những nguyên's nhân's khác có thể kể đến là:
- Di truyền: theo một số nghiên cứu, răng sơ sinh có yếu tố di truyền, khoảng 15% bé có cha mẹ hoặc họ hàng gần có răng sơ sinh.
- Hội chứng Ellis-van Creveld (loạn sản sụn ngoại bì): Đây là một rối loạn xương bẩm sinh ở trẻ gây nhiều bất thường như thừa ngón tay's, không mọc lông tóc và có răng khi mới sinh. Hội chứng này hiếm gặp và thường chỉ xuất hiện ở những vùng dân số đặc biệt.
Có thể có rất nhiều nguyên's nhân's khiến bé mọc răng sơ sinh (Ảnh minh họa).
- Hội chứng Pierre Robin: Một rối loạn bẩm sinh ở trẻ khiến trẻ mới sinh có xương hàm dưới nhỏ bất thường. Một trong những biến chứng của hội chứng này là bé có răng khi mới sinh.
- Hội chứng Sotos: Bệnh bẩm sinh dẫn đến sự tăng trưởng nhanh trong suốt thời kỳ sơ sinh và nhũ nhi. Em bé có hội chứng này thường có răng lúc mới sinh.
- Hội chứng Jadassohn-Lewandowski: Còn được gọi là dày móng bẩm sinh, do sự đột biến gen. Bé mắc hội chứng này sẽ có móng tay's hay chân dày và có răng sơ sinh.
- Dị dạng xương hàm: Răng sơ sinh cũng xuất hiện trong trường hợp dị dạng xương hàm như sứt môi, hở hàm ếch.
- Nhiễm trùng: Nếu bé được sinh ra đã bị nhiễm trùng (lây từ mẹ), bé có thể mọc răng sơ sinh do tác dụng phụ của hiện tượng trên, ví dụ như giang mai bẩm sinh. Bên cạnh đó, nếu mẹ có bệnh nặng hay sốt trong quá trình mang thai, bé cũng có thể có răng sơ sinh.
Ảnh hưởng của răng sơ sinh đối với trẻ
Có răng sơ sinh dễ khiến lợi, môi trẻ bị tổn thương (Ảnh minh họa).
Thường những răng sơ sinh có hình dáng bất thường, men răng mỏng hơn bình thường hoặc bất thường và gây ra các ảnh hưởng như: Răng bị lung lay do chân răng ngắn có nguy cơ rơi vào đường thở gây dị vật đường thở; do lung lay gây viêm lợi xung quan'sh răng hoặc những chiếc răng mọc sớm cũng khiến trẻ bị ngứa, cắn qua cắn lại gây loét dưới lưỡi khó lành, gây khó khăn và đau cho mẹ khi cho trẻ bú.
Ngoài ra, nó có thể khiến bé gặp khó khăn khi bú mẹ như khó nắm bắt núm vú. Đây là một trong những biến chứng hàng đầu ở những bé có răng sơ sinh. Sự hiện diện của những chiếc răng này khiến bé khó ngậm bắt vú đúng cách, kể cả bú bình hay bú mẹ. Vì thế, bé sẽ khó bú liên tục được.
Nếu trẻ có răng sơ sinh, bố mẹ phải làm gì?
Trường hợp trẻ sinh ra đã có răng trong miệng, nên đến bác sĩ chuyên khoa để khám và kiểm tra. Nhổ là biện pháp duy nhất để loại bỏ răng sơ sinh và trước hết là cần chụp phim để xác định là răng sơ sinh hay răng sữa. Răng sơ sinh nhổ bỏ, trẻ hoàn toàn phát triển về hệ's răng bình thường như bao trẻ khác. Răng sữa thì giữ lại và vệ sinh răng miệng cho bé như bình thường.
Với những gia đình không muốn nhổ bỏ răng cho trẻ, bác sĩ khuyên, người nhà phải chăm sóc răng miệng cho bé bằng cách dùng khăn ẩm sạch lau nhẹ lợi và răng của bé. Thường xuyên kiểm tra lợi và lưỡi của bé xem có bị răng làm tổn thương không, có lung lay không để đảm bảo an toàn cho con.
Nguồn: Parent, Healthline
Nguồn: afamily .vn