Tạo bài viếtQuestion & AnswerẢnh/Video

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

Album:

Bé mới 2,5 tuổi đã biết tự dọn đồ chơi, mẹ Việt ở Mỹ bật mí tuyệt chiêu cực... Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

Bé mới 2,5 tuổi đã biết tự dọn đồ chơi, mẹ Việt ở Mỹ bật mí tuyệt chiêu cực...



Dọn dẹp đống đồ chơi, sách truyện của con mỗi ngày là cơn ác mộng của nhiều mẹ, trong đó có chị Mỹ Hằng (hiện đang sống tại Chicago, Mỹ). Đã có những ngày chị cảm thấy bực mình kinh khủng khi cứ liên tục phải sắp ra sắp vào đống đồ chơi giúp con mà rồi lại đâu vào đấy, bày bừa y như cũ. Và rồi chị quyết tâm sẽ phải rèn luyện cho con tính tự giác dọn dẹp, qua đó thể hiện trách nhiệm và sự sẻ chia của mẹ. Nhờ mẹ kiên trì chỉ dạy, hiện mới 2 tuổi rưỡi nhưng bé My đã trở thành một "trợ thủ's đắc lực" của mẹ trong việc dọn dẹp.

Bé mới 2,5 tuổi đã biết tự dọn đồ chơi, mẹ Việt ở Mỹ bật mí tuyệt chiêu cực độc để rèn con - Ảnh 1.
Bé mới 2,5 tuổi đã biết tự dọn đồ chơi, mẹ Việt ở Mỹ bật mí tuyệt chiêu cực độc để rèn con - Ảnh 2.

Hai mẹ con chị Hằng hiện đang sống tại Mỹ.

Chị Hằng chia sẻ: "Bé còn nhỏ nên mình cũng không yêu cầu bé phải tự giác 100% mà mình sẽ rèn luyện dần. Chỉ biết là hiện tại, con đã có ý thức chơi xong dọn đồ hơn rất nhiều lần. Mẹ nhắc là con sẽ nghe lời, chịu đi thu dọn chứ không 'giả vờ không nghe thấy' như trước nữa. Trừ sách vở là thứ lôi ra dùng nhiều nhất nên vì thế mà con cũng hơi lười và thường mặc cả với mẹ, nhưng mẹ sẽ đồng ý cho My làm một việc khác trước rồi quay lại dọn sau. Với mình như thế đã gọi là thành công rồi".

Dưới đây là những "tuyệt chiêu" mà chị Hằng đã thực hiện để rèn luyện tính tự giác dọn dẹp của con:

Bé My ngoan ngoãn dọn dẹp đồ chơi khiến nhiều mẹ thích thú, hỏi kinh nghiệm

Bắt đầu từ nhỏ

Chị Hằng cho rằng các bố mẹ không nên nghĩ con còn bé mà con chưa giúp được việc gì. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ và việc dọn đồ chơi chính là việc vừa sức với con nhất. Cái gì con lấy ra được, con có thể cất đi được. Bắt đầu sớm giúp con hình thành thói quen được dễ dàng. Thêm vào đó, nguyên's tắc trong nhà chị là ai bày bừa, người đó dọn nên con không được phép ỷ lại vào mẹ.

Cải thiện thói quen của chính bố mẹ

"Ở lớp, My dọn dẹp rất tự giác, nhưng về nhà thì chây ì hơn rất nhiều. Bởi vì ở lớp, chơi xong là cô giáo sẽ nhắc các con cất đồ chơi vào đúng chỗ, còn ở nhà ngay cả chính bố mẹ đôi khi cũng cởi áo ra vứt ngay lên ghế, ăn xong để luôn bát ở bàn's. Người lớn ra sao thì trẻ con sẽ y như thế. Vậy nên trước khi chỉ trích con, mình xem lại bản thân đã tự hoàn thành được kì vọng của chính mình cho con chưa. Nếu chưa thì có 2 cách, 1 là tự nhắc nhở mình chỉn chu hơn trong việc dọn dẹp đồ mình bày ra, 2 là ngưng cáu giận và quát tháo con vì kì vọng không thực tế của bản thân. Đó là sự công bằng với con".

Bé mới 2,5 tuổi đã biết tự dọn đồ chơi, mẹ Việt ở Mỹ bật mí tuyệt chiêu cực độc để rèn con - Ảnh 4.
Bé mới 2,5 tuổi đã biết tự dọn đồ chơi, mẹ Việt ở Mỹ bật mí tuyệt chiêu cực độc để rèn con - Ảnh 5.
Bé mới 2,5 tuổi đã biết tự dọn đồ chơi, mẹ Việt ở Mỹ bật mí tuyệt chiêu cực độc để rèn con - Ảnh 6.

Bé nhặt và cất dần các món đồ chơi vào thùng.

Bé mới 2,5 tuổi đã biết tự dọn đồ chơi, mẹ Việt ở Mỹ bật mí tuyệt chiêu cực độc để rèn con - Ảnh 7.

Cho đến khi sạch sẽ, gọn gàng hoàn toàn.

Cùng dọn dẹp

Thay vì ra lệnh cho con "Dọn ngay chỗ đồ chơi này đi!", chị Hằng dùng cách gợi ý bố mẹ và con cùng dọn dẹp. "Mẹ giúp con cho đồ chơi vào thùng nhé!", " Con giúp mẹ cất sách lên giá nhé!". Chị luôn giữ thái độ vui vẻ khi dọn dẹp chứ không cau có khó chịu. "Nếu mẹ bực tức con sẽ cảm nhận được việc dọn dẹp là việc mà ngay cả bố mẹ cũng không thích thì tại sao mình phải làm. Vậy nên hãy cho con thấy dọn dẹp là việc chung của tất cả mọi người trong gia đình, kể cả con", chị Hằng chia sẻ thêm.

Hãy đưa ra hướng dẫn cụ thể thay vì bảo con "dọn đi"

Hãy bắt đầu bằng việc hướng dẫn cho con từng bước một, như cất sách lên giá, bút thì cho vào hộp, quần áo thay ra thì cho vào chậu… Bởi không phải ai sinh ra cũng biết dọn dẹp, đưa ra mệnh lệnh chung chung sẽ không bao giờ giải quyết được việc gì. Thêm vào đó, chia nhỏ từng bước cũng giúp con cảm thấy việc dọn dẹp không khổng lồ chút nào, mà chỉ là những phần việc nhỏ nhỏ dễ ợt mà thôi.

Bé mới 2,5 tuổi đã biết tự dọn đồ chơi, mẹ Việt ở Mỹ bật mí tuyệt chiêu cực độc để rèn con - Ảnh 8.
Bé mới 2,5 tuổi đã biết tự dọn đồ chơi, mẹ Việt ở Mỹ bật mí tuyệt chiêu cực độc để rèn con - Ảnh 9.

Bé My mới 2,5 tuổi nhưng đã có ý thức tự lập, tự giác rất tốt.

Hãy tin tưởng con

"Mẹ tự dọn thì một loáng là xong, còn chờ con dọn đôi khi lâu hơn 10 lần. Xếp hình là phải nhặt từng cái, bút là phải cất từng chiếc, gấu bông thì phải xếp từng con… Nhưng chờ con bỏ ra 15 phút để dọn mỗi ngày trong vài năm để con có thói quen tốt, chẳng phải sẽ hơn là bạn dọn 5 phút mỗi ngày cho con trong vòng 18 năm hay sao? Đừng đóng vài cô Tấm. Nếu con cứ bày bừa thoải mái, rồi sáng hôm sau ngủ dậy, nhà lại sạch sẽ tinh tươm thì con sẽ chẳng bao giờ biết dọn dẹp cả. Con dọn rồi cũng không nên dọn lại cho thật hoàn hảo theo ý của mình. Bởi trẻ sẽ nhận ra là việc mình làm chẳng có ý nghĩa gì vì đằng nào mẹ cũng làm lại từ đầu rồi".

Làm cho việc dọn dẹp thú vị hơn

Có rất nhiều gợi ý từ các bố mẹ khác mà chị Hằng đã đọc được và lưu lại, một trong số đó là hãy biến việc dọn dẹp trở nên thú vị hơn bằng nhiều cách như: Hát bài hát dọn dẹp hoặc bật nhạc giúp việc dọn dẹp vui vẻ, thi xem ai dọn giỏi hơn (phù hợp cho nhà có 2 con trở lên); Dọn theo màu (Chọn 1 màu và bảo con nhặt tất cả đồ chơi có màu đó. Lần lượt cho tới khi hoàn thành); Sắm một bộ đồ và một bộ dụng cụ chuyên để dọn dẹp riêng cho con, biến việc dọn nhà thành một trò chơi đóng kịch.

Bé mới 2,5 tuổi đã biết tự dọn đồ chơi, mẹ Việt ở Mỹ bật mí tuyệt chiêu cực độc để rèn con - Ảnh 10.
Bé mới 2,5 tuổi đã biết tự dọn đồ chơi, mẹ Việt ở Mỹ bật mí tuyệt chiêu cực độc để rèn con - Ảnh 11.

Chị Hằng tin chỉ cần bố mẹ kiên trì và nhất quán thì hoàn toàn có thể rèn nếp cho con.

Không làm gì khác cho tới khi con dọn xong

Tất nhiên bản thân việc dọn dẹp chả có gì thú vị cả nếu so với chơi trốn tìm, đi đạp xe hay là xem hoạt hình. Thế nên con sẽ "mặc cả" để làm việc khác trước rồi mới dọn. Nhưng chắc chắn sẽ luôn luôn có việc nào đó vui hơn, nên cuối cùng thì con sẽ chẳng bao giờ tự nguyện dọn dẹp. Vậy nên đã có nhiều lần, chị Hằng chấp nhận cho con ăn muộn, ngủ muộn, hay không đọc truyện, không nói chuyện với con cho tới khi con cất hết chỗ đồ chơi bày bừa.

Biện pháp mạnh tay's

Có nhiều trường hợp dùng đủ mọi cách mà bé My vẫn không dọn dẹp, chị Hằng đã phải dùng biện pháp mạnh tay's, dọa vứt đi món đồ mà con yêu thích vào thùng rác. Khi con vẫn lắc đầu cố tình's không chịu dọn, mẹ sẽ vứt thật. Đó cũng là một cách chị Hằng sử dụng trong tình's huống bất đắc dĩ để con hiểu nguyên's tắc trong gia đình.

Tuy nhiên chị Hằng cũng lưu ý nếu mẹ dùng biện pháp này, nên vứt mạnh tay's nhưng thản nhiên, không mắng mỏ, không bàn's luận. Và nên "vứt" ở chỗ mà con nhìn thấy được, bởi có lần chị "vứt" kỹ quá, cất hẳn trong tủ vì nghĩ là phải giả vờ như là vứt thật rồi, thì lại phản tác dụng vì My quên luôn và không đòi nữa. Còn bây giờ, bé đã biết ra xin lỗi mẹ và tỏ ý xin lại sách hoặc đồ chơi.

Cho bớt đồ chơi đi

Cũng giống nhiều bố mẹ, chị Hằng có thời gian mua quá nhiều đồ chơi cho con. Mỗi lần con chơi chỉ có 1/10 số đồ chơi đó, nhưng để lôi ra được thứ con muốn thì phải bới hết tất cả ra. "Những món đồ con không chơi nữa, hãy cùng con soạn và tặng cho những trẻ em cần chúng hơn. Vừa giúp đỡ người khác, vừa giúp con không phải dọn dẹp quá nhiều", chị Hằng chia sẻ.

Với những kinh nghiệm trên, chị Hằng tin rằng nếu bố mẹ kiên trì, nhất quán và đi từ mềm mỏng đến cứng rắn, chắc chắn sẽ thành công trong việc tạo thói quen tự giác dọn dẹp cho con.











Nguồn: afamily .vn
Đã tiếp cận

người