Sớm hiểu rằng nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những điều tuyệt vời nhất mà mẹ dành cho con, chị Phương Hoa (29 tuổi, hiện đang sống ở Hà Nội) đã chuẩn bị tâm lý sẽ cho con ti sữa mẹ hoàn toàn. Thế nhưng sau ca sinh mổ nguy cấp ở tuần 40, hành trình tìm dòng sữa mẹ cho con của chị lại gặp phải muôn vàn đau đớn và khó khăn. Chỉ trong tháng đầu sau sinh, chị phải trải qua 8 lần thông tắc tia sữa với những cơn đau khủng khiếp, một đợt điều trị kháng sinh để chống viêm và hiện tại sữa của chị vẫn chưa thể cho con ti.
Vợ chồng chị Hoa hạnh phúc chào đón thành viên vừa mới chào đời.
Con không ti, tia sữa mảnh, mẹ tắc lên tắc xuống
Chị Hoa kể lại: "Hành trình mang thai của mình diễn ra rất bình thường. Mình đã chuẩn bị tâm lý sẽ sinh thường nên đã dành nhiều thời gian tập luyện cho việc đẻ thường. Thế nhưng đến tuần 39, mình bị vỡ ối. Vào viện cấp cứu, bác sĩ kiểm tra, yêu cầu mổ ngay do thai nhi có dấu hiệu suy thai. Vậy là bản thân mình bị đưa vào ca sinh mổ rất bất ngờ nhưng may mắn là em bé chào đời nặng 3kg, khỏe mạnh hoàn toàn. Sau sinh, mình đau nên chỉ nằm một chỗ. Bác sĩ có dặn cho con ti ngay hôm sau đó nhưng vì quá đau do vết mổ, mình không gượng dậy được".
Chị Hoa khi nhập viện chuẩn bị sinh bé.
Vì mẹ đau, em bé Gia Hân được bố chăm sóc, cho uống sữa công thức. Chị Hoa không dậy cho con ti được nên sữa không về và em bé cũng không có phản xạ ti mẹ tốt. Sau 4 ngày ở viện về, chị Hoa cảm thấy ngực căng. Nghe người xung quanh nói đó là dấu hiệu sữa về, chị cũng có cùng cảm nhận như thế nhưng bé không chịu ti mẹ. Hẳn đó cũng là thời điểm bắt đầu tắc sữa. Chị Hoa bắt đầu thấy sữa ứ đọng qua mấy ngày, dù đã cố gắng dùng mọi mẹo dân gian để sữa chảy ra nhưng vẫn không được. Ngực căng cứng và rất đau.
Em bé mới sinh được bố chăm sóc, cho uống sữa công thức vì mẹ đau và sữa chưa về.
"Ai mách cho cách nào mình cũng nghe theo, nhưng chẳng có cải thiện gì. Cho đến lúc bị sốt 39,5 độ, mình vào viện cấp cứu. Nhưng mình vào bệnh viện Bưu Điện – nơi mình sinh con thì không chữa tắc tia sữa. Vậy là sau khi sinh 5 ngày, mình đã phải dùng thuốc hạ sốt. Về nhà, mình gọi dịch vụ thông tắc sữa đến nhà. Mình được các chuyên viên dùng máy massagae và đèn hồng ngoại chiếu một lúc lâu vào ngực rồi hút hết sữa tắc. Trong lúc dùng máy, mình đau phát khóc vì ngực bị ấn xuống rất mạnh".
Chị Hoa vừa phải chịu đau, vừa thấy xót xa khi nghĩ những giọt sữa non vốn rất tốt vì có nhiều kháng khuẩn cho con mà mình lại phải hút bỏ đi. Chỗ sữa ấy ứ đọng lâu không tốt cho con: "Nghĩ đến việc con không được hưởng sữa non như những em bé khác, mình cảm thấy thực sự đau lòng. Nhưng mình nghĩ, hết tắc tia sữa rồi sẽ cố gắng cho con bú sữa mẹ để bù đắp lại vậy. Nào ngờ cơn ác mộng vẫn chưa dừng lại ở đó", chị Hoa tâm sự thêm.
Vì vợ bị tắc tia sữa mà chồng chị Hoa đảm đương hết trách nhiệm chăm con từ bệnh viện cho đến về nhà.
Sau khi thông tắc được lần đầu tiên, chị Hoa thực hiện kích sữa bằng máy hút sữa, cứ 3h lại hút sữa một lần. Chị cũng mua thêm nhiều loại vitamin, thực phẩm lợi sữa về uống. "Con gái mình rất háu ăn, mỗi lần ti bình đều gấp đôi lượng sữa tiêu chuẩn nên mình muốn có nhiều sữa mẹ cho con. Cả hai vợ chồng mình đều muốn con ăn theo cữ, theo lượng, không bám mẹ nên mình hút sữa ra cho con ti bình. Nhưng bé chưa được ti sữa mẹ bao nhiêu thì đến một hôm mình lại bị đau ngực đến phát sốt, ngay giữa đêm. Ngực trở nên cương's cứng rất nhanh, nặng như tảng đá, đau không chịu nổi. Thương chồng mình phải loay hoay giữa một bên vợ sốt rét, một bên con khóc mà sáng mai vẫn phải đi làm".
Chị Hoa đau không thể làm được gì, thậm chí giờ cánh tay's lên cũng không nổi. Chị cố gắng chịu đựng, đợi đến sáng sớm mới gọi bên dịch vụ thông tắc đến. Nhưng lần này lại còn đau gấp bội lần đầu tiên, chị phải trải qua 2 buổi làm thông tắc tia sữa mới hết được. "Chị chuyên viên giải thích với mình rằng tia sữa mình mảnh, mình lại hay nằm nghiêng đè lên các đường ống dẫn sữa nên bị tắc. Và sau hôm ấy, mình chỉ nằm ngửa mà thôi. Dù nằm ngửa thì vết mổ lại đau, nhưng còn hơn là tắc. Vậy mà chuyện tắc sữa vẫn tiếp tục xảy ra, ám ảnh mình vô cùng".
Bé Gia Hân rất thích ti sữa, mỗi lần ti đều gấp đội lượng tiêu chuẩn tham khảo.
Mỗi lần thông tia là một lần kêu gào vì đau, nguyên's nhân's do cặn canxi
Chỉ được ít ngày sau lần thông sữa thứ 2, chị Hoa hút sữa ra không được nhiều. Chị nghĩ do bản thân mình nghỉ ngơi, ăn uống không hợp lý nên lượng sữa bị giảm. Nhưng sự thật là chị lại bị tắc sữa thêm một lần nữa. "Nhìn kỹ thì thấy có cặn trắng ở đầu ti như mụn. Lúc đó là đêm nên mình cũng không gọi được ai. Thấy mình đau quá, chồng mình lên mạng tìm xem clip hướng dẫn thông tia của một bác sĩ và làm theo. Chồng mình tiệt trùng chiếc kim, khều ra cái cặn sau khi massage hết vùng cứng. Thế là tia sữa bật ra phun trào như vòi nước. Mình cảm thấy sung sướng vô cùng vì đỡ đau hơn".
Thế nhưng, sáng hôm sau, ngực bên kia của chị Hoa lại tiếp tục bị cương's cứng. Dù được chồng chị massage cả buổi sáng nhưng không may mắn như buổi đêm. Càng ngày chị Hoa càng cảm thấy đau hơn, đau đến mức không thể chịu nổi nữa. Chị lại gọi dịch vụ thông tắc đến. "Chị chuyên viên nặn ra rất nhiều cặn. Mỗi lần nặn được một cái thì cái khác lại trồi lên bít tia đó lại. Nặn thì rất đau vì đó là vùng nhạy cảm. Mình kêu gào không chịu nổi. Cuối cùng kết luận là mình bị rối loạn chuyển hóa canxi. Và cũng từ đó, mình không dám uống thêm vitamin tổng hợp hay ăn các loại thức ăn nhiều canxi nữa".
Sau tất cả những đau đớn, mỗi lần nhìn con, chị Hoa lại có động lực để tiếp tục cố gắng vượt qua.
"Rồi vẫn vì nguyên's nhân's cặn canxi đó, mình còn phải gọi bên thông tắc đến thêm mấy lần nữa vì có những cái cặn ẩn sâu mà chồng không lấy ra được. Mình mua đủ thứ đinh lăng, bồ công anh về uống để đỡ tắc mà vẫn không đỡ. Rồi mình sợ dịch vụ bên ngoài không tốt, mình lại lặn lội vào bệnh viện Phụ sản trung ương. Nhưng vào đây, mình được chỉ định chiếu đèn trong 3 ngày, cứ đi đi về về mỗi ngày mà cuối cùng ngực vẫn đau vì căng cứng. Mình mệt không gượng làm được gì, chồng phải chăm con rất vất vả", chị Hoa tâm sự.
Hành trình còn gian nan hơn gấp bội vì sau khi điều trị ở bệnh viện hết đợt, chị Hoa lại bị đau, ngực lại cương's cứng và lại phải cầu viện đến dịch vụ thông tắc. "Lần này sau khi nặn ra rất nhiều mủ, chị chuyên viên bảo do hàng ngày vắt sữa không kiệt nên đọng lại gây viêm. Và viêm thì gây tắc. Chỉ chậm xíu nữa thôi là thành áp xe. Vậy là mình phải uống thuốc kháng sinh khi con mới được một tháng tuổi. Cho đến hiện tại mình vẫn đang uống để kháng viêm. Cứ loay hoay, bế tắc vì không biết rốt cuộc vì nguyên's nhân's gì mà mình lại tắc hết lần này lượt khác".
Thương con mới hơn 1 tháng tuổi đã không được ti sữa mẹ nữa, chồng chị Hoa đã viết chia sẻ lên mạng xã hội mong muốn xin sữa từ các mẹ khác cho con.
Vậy là mong muốn nuôi con bằng sữa mẹ cuối cùng lại trở thành cơn ác mộng với những lần tắc tia sữa vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại của chị Hoa. Vợ chồng chị bàn's nhau sẽ quyết định cho con uống sữa công thức, còn chị sẽ uống thuốc tiêu sữa nhưng cũng không đơn giản: "Thời điểm này sữa vẫn đặc, e rằng nếu tiêu sữa mà tiêu không hết, đọng lại cặn sữa đặc sau này sẽ thành u. Thế nên hai vợ chồng mình cũng đang không biết phải làm thế nào. Hiện tại cứ cuối ngày chồng mình lại vắt tay's cho thật kiệt sữa giúp mình. Dù mất thời gian và chồng thì đau lưng, vất vả nhưng không còn cách nào khác. Bây giờ cứ mỗi lần ngủ, mình bất giác cũng phải sờ ngực xem có cục cứng nào không vì sợ bị tắc".
Nguồn: afamily .vn