Sinh con đã vất vả trăm bề, nhưng làm thế nào để chăm sóc và nuôi dưỡng con trở thành một đứa trẻ khỏe mạnh thì lại là cả một hành trình dài mà bất cứ bậc làm cha làm mẹ nào cũng cần phải tích lũy kinh nghiệm và lắng nghe những lời khuyên đúng đắn. Đôi khi chỉ cần thấy con hắt hơi hay ấm đầu là cha mẹ đã tất tả lo lắng và vội vàng thực hiện các biện pháp "chữa bệnh", mà không cần tham khảo ý kiến bác sĩ hay đưa trẻ đi khám để biết chính xác con đang bị bệnh gì.
Đây đều là những việc làm không được khuyến khích, thậm chí là cấm kị nếu muốn đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho trẻ. Các chuyên gia Nhi khoa, y bác sĩ đã tập hợp và đúc kết 5 lời khuyên hữu ích dành cho các bậc cha mẹ như sau:
1. Không tự ý kê đơn, bốc thuốc cho con
Không có trường hợp ngoại lệ nào cho các trường hợp cha mẹ tự ý kê đơn thuốc cho trẻ, kể cả khi cha mẹ so sánh với bé khác có cùng triệu chứng và dấu hiệu giống hệ'st đã từng sử dụng loại thuốc nào đó hiệu quả, hay bà của bé gợi ý các phương pháp "tốt nhất". Bởi trên thực tế, đơn giản như lọ nước nhỏ mũi của trẻ nếu không dùng đúng cách và có chỉ định của bác sĩ thì cũng có thể phản tác dụng, hại nhiều mà lợi chẳng thấy đâu. Vậy nên cha mẹ hãy cân nhắc và có lựa chọn sáng suốt khi quyết định tự ý cho con dùng thuốc.
2. Giúp con cải thiện hệ's miễn dịch
Để đảm bảo trẻ phát triển một cách khỏe mạnh và có khả năng chống lại virus và vi khuẩn, cha mẹ nên tạo điều kiện tốt nhất để giúp con phát triển và tăng cường hệ's thống miễn dịch bằng cách:
- Cho con bú ít nhất trong 6 tháng đầu đời
- Tạo môi trường sống trong sạch, lành mạnh ngay tại nhà, phòng's ốc thông thoáng vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông
- Cho trẻ hoạt động ngoài trời hàng ngày
- Tích cực cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất
- Cho trẻ ngủ đủ giấc và đúng giờ
3. Hãy kiên nhẫn và giữ bình tĩnh
Hầu hết các bậc cha mẹ đều khá lo lắng mỗi khi con có dấu hiệu ốm hay đau. Nhưng có những vấn đề về sức khỏe của trẻ nhỏ như không dung nạp đồ ăn, chứng đau bụng có thể tự biến mất khi trẻ lớn dần. Vì vậy, thay vì lo lắng thái quá, cha mẹ thông thái hãy giữ bình tĩnh và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần.
4. Tiêm chủng cho trẻ
Gần đây, phong trào anti vắc-xin (không cho trẻ tiêm phòng's) đã và đang gây hoang mang cho rất nhiều người có cả trẻ em và người lớn. Nhưng cha mẹ cần suy xét khách quan's dựa trên thực tế. Ví dụ căn bệnh bại liệt, uốn ván, bạch cầu cách đây vài thập kỷ đã cướp đi tính mạng của rất nhiều trẻ nhỏ. Và bệnh lao hiện vẫn đang là một vấn đề nghiêm trọng ở nhiều quốc gia. Thậm chí không có một bác sĩ đủ điều kiện nào dám khuyên bệnh nhân's là không nên tiêm vắc-xin. Vì vậy, chúng ta, các bậc cha mẹ thông thái và hiện đại sẽ phải lựa chọn phương pháp phòng's bệnh tích cực, đẩy lùi mầm bệnh cho con trẻ thay vì đi theo trào lưu chứa đầy nguy cơ như anti vắc-xin.
5. Ghi nhớ các triệu chứng
Cha mẹ cần nhớ rằng ngay cả khi trẻ được chăm sóc tốt thì trẻ vẫn có thể bị bệnh. Điều này là bình thường, hệ's thống miễn dịch trong cơ thể trẻ sẽ học cách đánh bại mầm bệnh để giúp trẻ khỏi ốm. Nhưng cha mẹ nên chú ý và ghi nhớ các triệu chứng của những căn bệnh phổ biến nhất để kịp thời đưa con đi khám và điều trị, cụ thể như sau:
- Viêm phổi: Trẻ khó thở, thay đổi màu da, kém ăn, lo lắng, sốt (có thể xuất hiện rất muộn).
- Nhiễm Rota virus: Biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, lo lắng, sốt, nôn mửa, tiêu chảy, sổ mũi, ho.
- Viêm phế quản: Trẻ sẽ sốt, ho, khó thở, mệt mỏi, người yếu, chán ăn, nhức đầu, đổ mồ hôi, thay đổi màu da.
Ngoài ra, các chuyên gia Nhi khoa cũng nhắc nhở cha mẹ chú ý đến các biểu hiện thông qua các cử chỉ, hành động của trẻ để phán đoán. Ví dụ, khi bé đói thì thường rất căng thẳng khiến bé nắm chặt tay's lại và ngược lại. Nếu mẹ nghĩ rằng bé đang đói thì thử nhìn vào bàn's tay's của bé xem, nếu bé xòe bàn's tay's thì không cần phải quá lo lắng, bé đã bú đủ no và đang thấy thoải mái, thư giãn.
Nguồn: Brightside
Nguồn: afamily .vn