Kể từ đầu mùa đông năm nay, Khoa Da liễu của Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) đã tiếp nhận hơn 50 trường hợp trẻ bị hiện tượng mông hăm đỏ đến khám mỗi ngày. Tuy mỗi trẻ ở tình's trạng khác nhau nhưng đa phần nguyên's nhân's đều là do cách vệ sinh không đúng của người lớn, đặc biệt là trường hợp của cháu gái bà Li.
Bác sĩ Zheng Huiwen, phó trưởng khoa da liễu của bệnh viện này nói với Qianbao rằng 90% trẻ bị hiện tượng mông hăm đỏ là do cha mẹ chăm sóc không đúng cách. Và trường hợp của cháu gái bà Li là vì bà quá "sạch", bà rửa và vệ sinh mông cùng vùng kín cho cháu gái hàng chục lần mỗi ngày. Tưởng rằng đó là hành động đáng khen nhưng nó lại vô tình's phá vỡ lớp bảo vệ trên bề mặt da, khiến da của bé trở nên nhạy cảm và dễ bị viêm nhiễm hơn.
Mỗi ngày, bà Li đều thay tã cho cháu gái của mình hơn 10 lần, và cứ mỗi lần cháu đi tiểu xong là bà lại lập tức thay tã cho cháu. Thậm chí bà còn dùng khăn ẩm để lau cho sạch.
Cháu gái bà Li mới 9 tháng tuổi, vùng da ở mông của bé đỏ ửng lên và có nhiều nốt như ban đỏ, ở một số vị trí còn bị chảy máu. Bà Li không hiểu chuyện gì đã xảy ra với cháu mình. Bà hỏi bác sĩ Zheng: "Tôi chăm sóc cháu rất cẩn thận, thường xuyên thay tã cho cháu và mỗi lần cháu đi tiểu xong tôi đều lau chùi sạch sẽ. Vậy mà tại sao lại ra nông nỗi này?". Câu hỏi của bà Li lại chính là câu trả lời cho tình's trạng của bé.
Mỗi ngày, bà Li đều thay tã cho cháu gái của mình hơn 10 lần, và cứ mỗi lần cháu đi tiểu xong là bà lại lập tức thay tã cho cháu.
Bác sĩ Zheng hỏi lại bà Li: "Mỗi ngày bà có rửa mặt cả chục lần không? Tất nhiên, không ai có thể làm vậy và đối với làn da mỏng manh ở vùng mông của bé cũng vậy, không thể rửa liên tục được".
Bác sĩ Zheng cho biết làn da của em bé quá mỏng manh và môi trường kín ở vùng đóng bỉm, tã khiến cho da bị ẩm, rất dễ gây viêm loét, đỏ ửng lên. Ông cũng khuyên các bậc phụ huynh không nên dùng khăn ẩm lau nhiều lần lên vùng da đó vì hành động ấy vô tình's làm mất đi lớp lớp da bảo vệ. Mỗi lần rửa cho bé, bạn có thể xả nước nhẹ nhàng, không kì cọ quá mạnh.
Vùng mông của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng, hăm đỏ và nhiễm khuẩn. Tuy nhiên có nhiều thói quen của mẹ lại vô tình's khiến trẻ bị tổn thương và mắc các bệnh ngoài da nguy hiểm.
Nguyên nhân's dẫn đến tổn thương vùng mông của bé phần lớn do sai lầm trong việc chăm sóc của người lớn.
Trẻ thường có dấu hiệu hăm đỏ da ở vùng quấn tã và xung quanh bộ phận sinh dục's, sau đó lan dần tới mông và đùi, da căng và có lốm đốm đỏ, chảy nước, chảy máu… Nếu bệnh không được can thiệp kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến mưng mủ, lở loét, nhiễm trùng da, gây đau đớn, bỏng rát và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bé sau này.
Một số lưu ý khi chăm sóc vùng nhạy cảm của bé:
- Tất nhiên, bạn nên thay bỉm thường xuyên cho con, bởi đóng bỉm quá lâu không chỉ khiến cho bé bị hăm tã mà còn tạo điều kiện cho nước tiểu ngấm ngược lại da, gây cảm lạnh. Nhưng mỗi lần thay bỉm, bạn nên lau nhẹ nhàng cho con, trành kì cọ quá mạnh. Nếu bé chỉ đi tiểu thì có thể dùng tã trong vòng 2 - 3 tiếng, bỉm là 4 - 5 tiếng. Nếu bé đi đại tiện thì mẹ cần thay tã ngay lập tức, lau rửa sạch, để da khô tự nhiên rồi mới đóng tã mới.
- Dù là mùa đông, mẹ hãy cho bé được "thả rông" vài lần trong ngày, mỗi lần 15-20 phút để tránh's hăm tã, lở loét.
- Sau khi vệ sinh, mẹ nên bôi thuốc mỡ chống hăm lên khu vực quấn tã để giữ cho làn da bé luôn mềm mại, sạch sẽ trong những ngày hanh khô, giá lạnh.
- Việc lựa chọn kích cỡ và bỉm chất lượng cũng là điều cần được chú trọng.
(Nguồn: Sohu)
Nguồn: afamily .vn