Các chị em mỗi khi trải qua chuyện sinh đẻ bản thân thường không khỏi lo lắng, bất an và lúc này kinh nghiệm của những người đi trước là điều rất cần thiết để các chị em tham khảo, đặc biệt đối với những mẹ sinh thường sau sinh mổ thì lại càng cần thiết hơn nữa. Bản thân là một người mẹ hai con và cũng là người sinh thường sau khi đẻ mổ bé đầu nên hơn ai hết chị Nguyễn Hồng Anh (30 tuổi, hiện đang sống tại Dubai) hiểu rất rõ về vấn đề này.
Chia sẻ lý do vì sao lại quyết định sinh thường sau lần sinh mổ đầu tiên, chị Hồng Anh cho biết:
"Hai bé nhà chị cách nhau chính xác 3 năm 9 tháng. Chị luôn muốn sinh thường vì tốt cho cả mẹ và bé. Nhưng bé đầu của chị bị quá ngày sinh cộng thêm việc bé không có dấu hiệu chuyển dạ và nhịp tim bắt đầu không ổn định nên bác sĩ chỉ định mổ. Lần thứ hai chị có kinh nghiệm hơn và hiểu rõ hơn về thai kỳ khỏe mạnh cũng như các yếu tố để có thể sinh thường nên chị quyết tâm sinh thường. Và quan's trọng nhất là chị muốn con chị được ở bên mẹ 24/24 không tách rời phút giây nào nên chị chọn sinh thường".
Chị Hồng Anh sinh thường bé thứ hai sau khi đẻ mổ con gái lớn đầu tiên
Chính vì luôn muốn được sinh thường bé thứ hai nên hành trình vượt cạn lần này đối với chị Hồng Anh là không thể nào quên được, chị nhớ lại: "Quá trình sinh em bé thứ 2 của chị có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ và kỷ niệm đáng nhớ nhất chắc là khoảng thời gian chuyển dạ và đau đẻ hơn 1 ngày. Và khoảnh khắc chồng chị dành trọn thời gian bên cạnh để động viên chị lúc vượt cạn. Bé đầu chị đẻ ở Việt Nam và đẻ mổ nên không có được cảm giác này do lúc đó ở Việt Nam không cho phép chồng chị vào phòng's sinh".
Theo chị Hồng Anh để sinh thường được sau khi sinh mổ, chắc chắn các chị em phải có sự chuẩn bị từ trước, bên cạnh sự quyết tâm thì kiến thức là vô cùng quan's trọng. Với em bé đầu tiên tuy rất muốn sinh thường nhưng kiến thức chưa đủ nên cuối cùng đành phải sinh mổ. Chính vì thế đối với những mẹ sinh thường sau sinh mổ càng phải chuẩn bị cẩn thận và trang bị kiến thức tốt hơn để có thể sinh thường được. Sinh thường đã khó, mà sinh thường sau sinh mổ lại càng khó hơn và đòi hỏi khá nhiều kiến thức.
Hiểu được điều đó nên chị Hồng Anh đã rất nhiệt tình's chia sẻ với các mẹ bầu khác những kinh nghiệm cũng như kiến thức chị có được để thành công trong việc sinh thường sau sinh mổ. Tất cả những kiến thức và kinh nghiệm này đều được chị Hồng Anh tự đúc kết từ chính bản thân và được sự tư vấn từ bác sĩ cũng như đọc sách.
Hai bé nhà chị Hồng Anh cách nhau 3 năm 9 tháng tuổi
Tuy nhiên chị Hồng Anh cũng nhấn mạnh rằng mỗi người lại có những thể trạng khác nhau nên các mẹ bầu quan's trọng nhất là tìm hiểu xem những gì phù hợp với cơ thể mình. Một số kinh nghiệm đáng chú ý mà chị Hồng Anh chia sẻ có thể kể đến như:
1. Khoảng cách thời gian 2 đợt sinh: Lý tưởng là 5 năm để các vết sẹo của tử cung được lành lặn hẳn. Tuy nhiên khoảng cách trên 3 năm là cũng đủ an toàn nếu như vết mổ cũ phải "đẹp" tức là không bị nhiễm trùng, không bị rách, bục trước đó.
2. Số lần sinh mổ trước đó: Thông thường muốn đẻ thường thì bạn chỉ nên mới mổ 1 lần, còn đã mổ 2 lần thì nó ở khía cạnh khác.
3. Kiểm soát cân nặng mẹ và bé khi có bầu: Để dễ dàng sinh thường sau đợt sinh mổ, cả mẹ và bé đều nên chỉ tăng cân hợp lý, người mẹ tốt nhất là tăng từ 7 đến tối đa 10kg (chị Hồng Anh chỉ tăng đúng 7kg trong suốt thai kỳ, theo bác sỹ đó là tăng cân lý tưởng cho đợt sinh thường). Em bé không được nặng quá 3.5kg, lý tưởng là từ 2.8kg tới 3.2kg.
4. Tập thể dục's: Tập thể dục's vừa giúp bạn khỏe hơn vừa giúp bạn dễ sinh nở.
Trải nghiệm sinh con lần hai đối với chị Hồng Anh vô cùng đáng nhớ đặc biệt là đối với những người đẻ mổ con đầu như chị
Bé Chelsea - con gái lớn của chị hiện đã hơn 3 tuổi và rất kháu khỉnh, đáng yêu
Ảnh chụp hai chị em bên nhau
5. Thăm khám 1 bác sỹ và liên tục cập nhật tình's hình với bác sỹ: Việc này rất rất quan's trọng, nếu có quyết tâm sinh thường sau sinh mổ, đầu tiên bạn phải tìm được bác sỹ ủng hộ chuyện này từ khi bạn bắt đầu có thai và giúp bạn thực hiện được điều này. Bác sỹ sẽ là người hiểu rõ chuyện bạn sinh thường có được không? Trong quá trình thăm khám khi mang thai bác sỹ sẽ luôn hỏi về tình's hình của mình, về vết mổ cũ để bác sỹ tiên lượng xem mình có thể sinh thường được hay không? Và lưu ý, bạn đã đặt niềm tin ở bác sĩ thì hãy tin tưởng bác sĩ.
6. Học cách kiểm soát cơn đau và cách thở: Chuyện kiểm soát được hơi thở sẽ giúp bạn kiểm soát được cơn đau tốt hơn. Bên cạnh đó cũng phải học cách rặn, cách giữ hơi, cách giữ sức và chuẩn bị trước tinh thần cho hành trình sinh nở. Và nếu được lựa chọn, bạn hãy chọn dịch vụ đẻ mà có người thân bên cạnh nhất là chồng mình vì lúc đẻ tinh thần cực kỳ quan's trọng, có người động viên, có chỗ dựa sẽ giúp bạn thêm mạnh mẽ để vượt cạn
Và thêm một điều cần lưu ý mà chị Hồng Anh có nhắc đến đó là trước khi sinh 6-8 tiếng không nên ăn uống gì cả và dù bác sĩ nói bạn có khả năng sinh thường đi nữa thì chuyện gì cũng có thể xảy ra khi chuyển dạ. Và lỡ nếu không may mắn phải sinh mổ thì chuyện ăn uống trước khi sinh mổ là khá nguy hiểm (như gây trào ngược vào phổi, loạn huyết áp hoặc các biến chứng khác...).
Nếu như với những mẹ khác đẻ mổ đau như "chết đi sống lại" thì với Hồng Anh sinh thường đau đớn hơn nhiều lần
Điều đặc biệt là nếu như với các mẹ bầu khác thì việc đẻ mổ đau như "chết đi sống lại" thì với chị Hồng Anh lại hoàn toàn ngược lại, nhớ về cảm giác sau sinh thường chị cho biết: "Với chị sinh mổ chị lại thấy mau hồi phục hơn sinh thường, chắc do lúc chị sinh mổ chị còn trẻ hơn và sinh thường chị bị đau đẻ lâu quá nên mất sức".
Sau khi trải qua hai lần sinh nở cả đẻ mổ lẫn đẻ thường chị Hồng Anh cho biết bản thân mình muốn nhắn nhủ đến những mẹ sinh thường sau sinh mổ đó là: "Những mẹ có mong muốn đẻ thường sau sinh mổ hãy tin là bạn hoàn toàn có thể sinh thường được sau sinh mổ, cái bạn cần để trang bị là kiến thức, sức khỏe và tìm được bác sỹ cũng như bệnh viện hỗ trợ bạn".
Nguồn: afamily .vn