Mới đầu, các nhà nghiên cứu lầm tưởng rằng đây là con cá mặt trời Mola mola, loài cá mặt trời khá phổ biến.
Thế nhưng sau khi hình ảnh của con cá được đăng tải lên mạng xã hội, có người đã phát hiện ra, con cá khổng lồ này không phải là cá mặt trời Mola mola mà là cá mặt trời Mola tecta (hay còn có tên gọi là cá mặt trời Hoodwinker), loài cá chưa bao giờ xuất hiện ở vùng biển Bắc Mỹ.
Theo tìm hiểu, cá mặt trời Mola tecta còn có tên là "kẻ bịp bợm" hay "kẻ bịt mắt".
Mời quý vị xem video: Khám phá "thủ'sy quái" mõm nhọn, mình cá
Loài này chỉ mới được tìm ra vào năm 2017 và được đặt tên khó nghe như thế bởi các nhà khoa học cho rằng, bằng cách nào đó, loài cá này đã thoát khỏi tầm mắt của các nhà khoa học trong nhiều năm.
Loài này có nguồn gốc từ vùng biển của Úc và New Zealand, và cũng đã được tìm thấy gần Nam Phi và Chile. Vì vậy, khi nó xuất hiện ở California là một điều hoàn toàn khó tin.
Các nhà khoa học cũng cho biết, hiện có 5 loài cá mặt trời trên thế giới, sinh sống ở các vùng nước khác nhau. Có loài sống ở vùng biển nhiệt đởi, có loài sống ở vùng nước cận nhiệt và cũng có cả những loài sống ở vùng nước ôn đới như cá mặt trời Mola tecta.
Thomas Turner, nhà sinh vật học tiến hóa tại UCSB cũng đưa ra nhận định: "Đây là loài cá kỳ dị nhất mà tôi từng thấy. Chúng khổng lồ, nhưng chúng giống như cái đĩa. Chúng mỏng và hoàn toàn ko có đuôi, chỉ có vây sắc ở trên và dưới, chúng sử dụng hai bộ phận này như cánh chim".
Nguồn: kienthuc .net.vn