Bà mẹ trẻ Ann Le (Victoria, Úc) chia sẻ bức ảnh cảm động về hai bé sơ sinh ôm nhau trên ngực mẹ sau khi phải chia tách suốt tháng đầu tiên trong đời do sinh non ở 29 tuần thai.
Vẫn còn quấn đầy dây nhợ khắp người, hai bé đã vươn về phía nhau và ôm nhau rất tình's cảm. Ann Le chia sẻ: "Chúng tôi đã chờ đợi quá lâu đến lúc Olivia và Zoe Poon được gặp nhau. Và cuối cùng ngày tuyệt vời đó cũng đến, chúng tôi dường như chẳng thể tin vào mắt mình. Chính xác là chúng tôi đã chờ 27 ngày để hai chị em về với nhau. Cảm xúc thật sự đong đầy, nhiều hơn rất nhiều so với những gì chúng tôi có thể hình dung. Olivia được đặt lên ngực tôi trước, sau đó đến Zoe. Con lập tức vươn cánh tay's trái ra và ôm lấy Olivia. Nước mắt tôi đã tuôn chảy. Đó là khoảnh khắc tôi sẽ không bao giờ quên.
Kể từ khi được ôm ấp, nựng nịu hai con, cả chúng tôi lẫn các y tá đều có thể nhận thấy, Olivia và Zoe đã bớt khó chịu, đã thoải mái hơn rất nhiều khi được ở bên nhau. Hai chị em rõ ràng là đã có sẵn sợi dây gắn kết chặt chẽ".
Cặp song sinh Olivia (trái) và Zoe (phải) đã bị chia tách trong tháng đầu tiên khi chào đời lúc mới 29 tuần tuổi. Khi được đoàn tụ hai bé đã choàng tay's ôm lấy nhau
Suốt 6 tháng rưỡi, Ann Le hồi hộp mong chờ đến ngày cặp song sinh cùng túi ối của mình chào đời. Khi cùng túi ối, cùng nhau thai thì đây là một trong những trường hợp song thai tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất. Sau cột mốc 26 tuần thai thì cơ hội sống sót cho các bé chỉ là 50%.
Tính từ dấu mốc 10 tuần thai, cứ 2 tuần, bà mẹ 29 tuổi lại đi siêu âm để chắc chắn hai con gái yêu vẫn đang phát triển khỏe mạnh. "Sau tuần thứ 26 một chút, tôi nhập viện Phụ nữ Hoàng gia. Tại đây, kế hoạch là tôi sẽ được theo dõi 3 lần/ngày, kéo dài trong 6 tuần với mục đích đặt lịch sinh mổ cho tôi vào tuần thứ 32", Ann Le kể lại.
Nhưng cô đã không đi được xa tới mức đó. Sau một lần thăm khám phát hiện một trong hai bé sinh đôi đang ở tình's trạng nguy cấp, bác sĩ quyết định phải tiến hành ca sinh mổ khi Ann Le mới 28 tuần và 5 ngày mang thai.
"Tôi suy sụp khi biết rằng sẽ sinh non nhưng không nghĩ con lại chào đời quá sớm như vậy. Khoảng 3 giờ sau khi được thông báo, tôi vào phòng's mổ. Bác sĩ tiêm thuốc gây tê cột sống. Rất nhanh, tôi không còn cảm thấy đau đớn gì nữa. Họ đặt tôi xuống, kéo tấm che lên và chỉ trong vài phút, ca mổ bắt đầu. Có tầm 10 nhân's viên trong phòng's mổ cùng với 8 nhân's viên khoa nhi ở phòng's kế bên. Tất cả đều thoải mái và còn nhẹ nhàng trò chuyện. Nhờ đó, tôi và ông xã cũng cảm thấy bớt căng thẳng hơn.
Cô Ann Lê đã rất hồi hộp chờ đợi sự ra đời của con mình
Hai bé được biết đến như là cặp song sinh đơn bào đơn sắc, đây là một trong những trường hợp mang thai đôi có rủi ro cao nhất, chỉ với 50% khả năng em bé sẽ sống sót sau mốc 26 tuần
Không lâu trước khi Olivia được đưa ra ngoài và cất tiếng khóc to. Zoe ra đời sau đó nhưng do ngôi ngược nên bác sĩ phải kéo hơi mạnh chút. Rốt cuộc, con cũng chào đời an toàn. Zoe không khóc hay cử động gì, khiến chúng tôi vô cùng lo lắng. Cả hai con đều được nhanh chóng được bà đỡ chuyển sang nhóm nhân's viên khoa nhi để đánh giá tình's hình sức khỏe ban đầu.
Khoảng 10 phút sau, một trong số các bà đỡ trở lại và thông báo cho chúng tôi rằng, các con đều ổn. Rốt cuộc, sau 6 tháng rưỡi, hồi hộp, lo lắng, tôi đã có thể thở phào nhẹ nhõm".
Bé Zoe và Olivia đã ở trong Đơn vị chăm sóc chuyên sâu trẻ sơ sinh (NICU) kể từ khi sinh vào ngày 26 tháng 1
Bố của hai bé - anh Poon
Zoe và Olivia ở trong phòng's chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh của bệnh viện Phụ nữ Hoàng gia (Melbourne) kể từ khi chào đời hôm 26/1. Và trong khi còn quá sớm để biết khi nào thì ba mẹ con sẽ được về nhà, Anna Le hi vọng thời điểm đó là vào tầm giữa tháng 4.
"Ở trong phòng's chăm sóc đặc biệt, không có cảm giác gì về thời gian. Bạn không thể nói lúc đó là mấy giờ và trước khi kịp nhận ra, thì bạn đã ở đó được 6 tiếng rồi", Ann Le tâm sự. "Giống như phần lớn các bé sơ sinh phải vào phòng's chăm sóc đặc biệt, hai con gái của chúng tôi cũng đã trải qua một hành trình đầy xáo trộn. Có những ngày khi các con thể hiện dấu hiệu tiến bộ đáng kinh ngạc. Những ngày khác, các con lại có vẻ như yếu đi. Cảm xúc của tôi và chồng tôi bị thử thách cao độ. Nhưng giờ đây, chúng tôi đã vượt qua dấu mốc 1 tháng. Cơ hội sống sót của các con đã lớn hơn 95%".
Cô Ann Le đã phải sinh mổ vào tuần thứ 26 vì lúc này hai bé chỉ có 50% cơ hội sống sót
Trước khi hội ngộ, việc chia tách cặp song sinh là nhằm mục đích ngăn ngừa tình's trạng ngạt thở vô ý mà một bé có thể gây ra cho bé còn lại. "Nhưng nguyên's nhân's chính khiến Olivia và Zoe phải lâu đến thế mới được gặp nhau là bởi cả hai đều phải dùng thiết bị hỗ trợ thở gồm những ống ngắn. Điều này có nghĩa là các con không thể với tới nhau khi nôi của hai con cách nhau 3m. Nhưng khi thiết bị hỗ trợ thở của Zoe đã được giảm thiểu, các cô y tá đã có thể sắp xếp lại không gian phòng's và nhờ đó, đưa hai con đến gần bên nhau".
Cặp song sinh đơn bào là gì?
Thuật ngữ y khoa gọi là song sinh cùng túi ối, cùng nhau thai (MCMA). Những trường hợp bé song sinh này thực sự rất hiếm. Thai kỳ tiềm ẩn nguy cơ lớn nhất là khi dây rốn - vốn tách rời bị quấn vào nhau, dẫn tới tình's trạng ngưng tuần hoàn máu ở một hoặc cả hai thai nhi.
Nguồn: Dailymail, News
Nguồn: afamily .vn