Nhiều chị em khi lâm bồn dù có đau đớn đến mấy cũng không chịu gây tê ngoài màng cứng vì nghe nhiều đồn thổi rằng sau này sẽ bị đau lưng, gây tê kiểu này không tốt cho sức khỏe. Thế nhưng sự thật thì lại hoàn toàn khác hẳn, và mũi tiêm gây tê không hoàn toàn "độc hại" như nhiều chị em vẫn nghĩ. Bác sĩ Đính Trần Ngọc công tác tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã có một bài viết chia sẻ và giải thích tất cả những hiểu lầm mà nhiều chị em sản phụ hay tin vào mỗi khi nhắc đến việc gây tê ngoài màng cứng.
Chúng tôi xin phép bác sĩ được dẫn lại những chia sẻ rất đỗi chân thật về vấn đề gây tê ngoài màng cứng như sau:
"Sáng sớm vô viện đỡ đẻ một sản phụ yêu cầu. Vừa đặt chân tới phòng's đẻ mắt nhắm mắt mở thì nghe tiếng đau rên ở đâu đó... một em hộ sinh nét mặt mệt mỏi sau đêm trực dài "ngao ngán" nói em có giải thích nên làm giảm đau trong đẻ mà sản phụ hổng có chịu, 2 vợ chồng không đồng ý vì sợ... đau lưng về sau. Thôi được, em ra ngoài nghỉ ngơi chút xíu để anh giải thích giùm nghen.
- Vâng! "Đau như đau đẻ" là câu nói dân gian mà các cụ nhà ta hay dùng để nói về quá trình chuyển dạ sinh. Đau như xé da, xé thịt, đau như chưa bao giờ được đau, đau khủng khiếp... Tóm lại đau thật là đau.
- "Đau đẻ" thường không quá khó chịu khi mới bắt đầu chuyển dạ nhưng sẽ thường tồi tệ hơn vào thời điểm cuối.
- Đau như vậy thì đẻ làm sao được? Bác sĩ có giúp mình không đau hoặc bớt đau được không?
Sợ "đau đẻ" là một sự sợ hãi chính đáng nhưng...
Yên tâm! Bác sĩ luôn bên cạnh bạn trong lúc sinh và có cách giúp bạn giảm đau bằng phương gây tê ngoài màng cứng hay còn gọi là "đẻ không đau".
- Do việc chưa hiểu đúng về "nó", cộng thêm sự truyền miệng "kiểu đe doạ" từ các mẹ nên hôm nay tui sẽ giải thích về sự hiểu chưa đúng này.
GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG - "ĐẺ KHÔNG ĐAU" ?
- Là phương pháp làm mất cảm giác từ "bụng đến chân" thông qua một mũi tiêm vào sống lưng, thuốc gây tê được đưa vào ngoài màng cứng qua 1 ống nhỏ (gọi là catheter) sau đó thuốc sẽ phủ kín các dây thần kinh khiến chúng tê liệt, nhờ đó ngăn chặn được quá trình dẫn truyền cảm giác đau.
- Bạn không cảm thấy đau nhưng vẫn vận động được, vẫn hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình vượt cạn.
- Bạn sẽ được nghỉ ngơi, thậm chí có một giấc ngủ ngon để dành sức cho việc rặn đẻ khi mọi thứ đã sẵn sàng (việc đẻ lúc này nhàn vô cùng).
- Không giống như gây mê, đối với gây tê ngoài màng cứng, chỉ một lượng thuốc rất nhỏ có thể tiếp cận với em bé, rất an toàn cho bé.
- Phương pháp này áp dụng cho cả chuyển dạ sinh thường và cả giảm đau sau mổ đẻ.
- Gây tê ngoài màng cứng và gây tuỷ sống là 2 phương pháp khác nhau. Tê tuỷ sống áp dụng trong mổ lấy thai nhé (bạn nào thắc mắc inbox vì giải thích dài ghê).
LÀM GIẢM ĐAU TRONG ĐẺ CÓ GÂY ĐAU LƯNG SAU NÀY NHƯ "NGƯỜI TA NÓI"?
- Nhiều người lo ngại vùng thắt lưng khi gây tê sau này thường đau nhức (cái này nhiều người quan's tâm lắm nghen).
- Thật ra giữa một người dùng giảm đau ngoài màng cứng với một người không sử dụng thì việc sau sinh, sau mổ phải ngồi cho bé bú thì cả hai đều đau lưng như nhau.
- Lý do nhiều người đau lưng sau sinh là do tư thế sai khi ngồi cho bé bú, thay tã, thức chăm bé, ngồi nhiều hơn là nằm nghỉ ngơi... Thế nên các mẹ, các bà thường đổ lỗi oan cho mũi giảm đau rất tốt này nhé.
Giải thích xong xuôi thì 2 vợ hồngc hiểu vấn đề và đồng ý làm giảm đau trong đẻ. Một giờ sau em bé khoẻ mạnh chào đời trong niềm hạnh phúc trọn vẹn (trọn vẹn vì một phần không bị cơn đau hành hạ nữa đó)".
Nguồn: afamily .vn