Như các phụ huynh đều biết, trẻ em luôn thích nghịch cát, bất kể là cát biển hay cát nhân's tạo thì chúng luôn xem đó là thiên đường. Trong những năm gần đây, các khu vui chơi giải trí đã bắt đầu đa dạng với nhiều loại hình, đặc biệt nhà cát lại được ưa chuộng hơn hẳn. Được biết, nhà cát mà trẻ em chơi không phải là cát thật mà được thay thế bằng các hạt muồng. So với cát thật, hạt muồng vừa to lại sạch sẽ hơn, dù trẻ nằm lăn lê cũng không làm bẩn quần áo. Ngoài ra, khi chơi bố mẹ cũng không lo lắng hạt muồng làm bẩn tay's, chân. Bên cạnh những ưu điểm thì những nguy hai do hạt muồng gây ra cũng không hề nhỏ.
Nhà cát được người kinh doanh thay thế bằng hạt muồng.
Vào ngày 3/6 vừa qua, bệnh viện Nhi đồng Vũ Xương, Hồ Bắc, Trung Quốc vừa tiếp nhận ca cấp cứu khẩn cấp của đứa trẻ 3 tuổi sau khi đi chơi nhà cát về. Theo đó, đứa trẻ 3 tuổi tên Lạc Lạc (tên đã được thay đổi) được mẹ dẫn đi chơi nhà cát vào 1 tháng trước đó. Cô Lưu - mẹ Lạc Lạc cho biết, cậu bé rất mê chơi nhà cát, mỗi lần đến là không chịu về. Bình thường cô hay theo dõi đứa bé, nhưng có một lúc bị xao nhãng, sử dụng điện thoại vài phút trong lúc con chơi nên tai nạn đã xảy ra.
Cô Lưu cho biết, sau khi về nhà Lạc Lạc liên tục xoa vào tay's phải, tưởng con bị ngứa tai nên xoa giúp còn rồi thôi. Tuy nhiên, sau đó cậu bé càng xoa nhiều hơn và òa khóc lên vì đau, cô và chồng hốt hoảng đã lấy đèn pin soi vào thì nhìn thấy có hạt muồng trong tai con. Họ quyết định đưa con đến bệnh viện địa phương để kiểm tra, nhưng vì đứa trẻ còn quá nhỏ nên không thể lấy ra dễ dàng. Lạc Lạc khóc ngày một lớn, vợ chồng cô đã đưa con đến bệnh viện nhi đồng tỉnh Hồ Bắc để cấp cứu. Sau khi bác sĩ kiểm tra và cho biết, hạt muồng đã lọt quá sâu vào tai đứa trẻ, vì vậy cần phải gây mê làm phẫu thuật để lấy ra. Nghe đến đây, cô Lưu lo sợ bủn rủn tay's chân, nhưng đó là cách duy nhất để cứu con.
Cô Lưu dẫn con trai đi chơi nhà cát vào tháng trước.
Bác sĩ Liêu Đại Hồng, chủ nhiệm khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Nhi đồng Vũ Xương cho biết, trường hợp của Lạc Lạc không phải là trường hợp duy nhất. Mỗi năm bệnh viện tiếp nhận khoảng 10 đứa trẻ trong độ tuổi từ 3 - 6 tuổi khi gặp phải tai nạn này, trong đó có hơn 30% trẻ buộc phải gây mê để lấy hạt muồng.
"Rất nhiều trẻ em được chuyển từ những bệnh viện địa phương trong tình's trạng khá nghiêm trọng, vì vậy bố mẹ cần theo dõi sát vấn đề này, nhất là khi cho con đến chơi nhà cát. So với người lớn, tai của trẻ con nhạy cảm hơn nhiều, khi có gì đó không ổn chúng sẽ rất khó chịu và giãy nảy đau đớn, nhưng càng tác động thì dị vật sẽ vào sâu bên trong, gây khó khăn trong quá trình lấy ra. Đặc biệt, những lúc này không nên tự xoa tai để tránh's làm tổn thương hoặc làm cho tình's hình phức tạp hơn. Hãy mang đến bệnh viện sớm nhất có thể.", bác sĩ Liêu cho biết.
Sự việc của cô Lưu là bài học giúp các phụ huynh nên để tâm vào con mọi lúc mọi nơi. Có những việc tưởng chừng như nhỏ nhặt, nhưng nếu chẳng may tai nạn xảy ra thì tính mạng của con trẻ luôn bị đe dọa.
(Nguồn: QQ)
Nguồn: afamily .vn