Tạo bài viếtQuestion & AnswerẢnh/Video

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2019

Album:

Sự thực bất ngờ hiện tượng sóng thần băng Thứ Hai, 4 tháng 3, 2019

Sự thực bất ngờ hiện tượng sóng thần băng

Mùa đông đang tràn về các thị trấn nằm ở ven Ngũ Đại Hồ, cũng là lúc những bức tường băng mọc lên tua tủa từ các hồ và chất đống dọc bờ biển.







Những cơn sóng thần băng đáng sợ, đủ sức xô đổ các cột đèn tín hiệu giao thông hay thậm chí là các bức tường chắn, chẳng phải là để quảng bá cho phần cuối của bộ phim truyền hình nổi tiếng “Trò chơi Vương quyền” (Game of Thrones). Thay vào đó, chúng là đống băng trôi được những cơn cuồng phong thổi vào bờ.



















Su thuc bat ngo hien tuong “song than bang”
 



Tính từ hôm Chủ nhật vừa qua, những cơn gió có vận tốc 60mph (gần 97km/h) trở lên liên tục quần thảo khu vực xung quan'sh Ngũ Đại Hồ, làm mất điện và khiến nhiều chuyến bay bị trì hoãn. Những hình ảnh được chia sẻ trên phương tiện truyền thông đại chúng và các cơ quan's ứng phó khẩn cấp địa phương cũng cho thấy những tảng băng trải dài trên bãi biển, đường sá và thậm chí ở một số khu dân cư ven hồ.






“Chúng tôi đã từng chứng kiến rất nhiều cơn bão trong quá khứ nhưng chưa từng thấy hiện tượng nào như vậy”, ông Dave Schultz, một cư dân sống tại khu vực bãi biển Hoover (New York, Mỹ) nói với trang tin WGRZ, “Từ trước tới giờ, băng cũng chưa bao giờ xô đổ tường rào hay tràn lên tận hiên nhà.”







Tuy nhiên, trong lịch sử, sóng băng không phải là không xuất hiện. Nghiên cứu khoa học về những hiện tượng này được biết đến từ năm 1822, khi một nhà tự nhiên học ẩn danh người Mỹ đã quan's sát và miêu tả những tảng băng tràn trên mặt đất, choán đường đi [dọc theo lòng hồ] và vươn cao hơn tất thảy... như thể muốn thoát khỏi sự kiểm soát của Thần biển Neptune. Từ năm 1825 trở đi, các nhà khoa học đến từ các nước Bắc Bán cầu đã phát hiện ra rằng, sự di chuyển của băng trong hồ nước có thể xâm lấn vào đất liền và cuốn cả đất đá đi theo.







Chính thức được biết đến với tên gọi là sóng băng (viết tắt là ivu), hiện tượng này thường xảy ra vào đầu mùa xuân, khi thời tiết ấm lên khiến băng bắt đầu nứt và vỡ ra. Thêm vào đó, những cơn gió mạnh cũng “chung tay's” đẩy những tảng băng tăng tốc vào bờ. Bờ biển càng thoai thoải, nước càng cuốn những tảng băng trôi xâm thực sâu hơn vào đất liền.







Vào năm 2001, nhiều báo cáo ghi nhận những tảng băng trên bờ biển Chukchi ở Alaska (Mỹ) cao tới 16ft (gần 5m).







Ngoài gió, băng trong hồ cũng có thể di chuyển vào bờ khi nhiệt độ đột ngột thay đổi khiến băng phải nở ra và co lại. Hai yếu tố kết hợp lại có thể tạo ra nhiều tảng băng trôi nổi tự do trên mặt hồ và thậm chí đẩy chúng về phía bờ, xếp chồng lên nhau thành những “lũy băng.”







Các tảng băng trong những lũy băng này có chiều rộng trung bình từ 1,5 đến 3ft (0,45-0,9m), cá biệt một số lên tới 5ft (1,5m). Mặc dù chúng có thể tàn phá nhiều thứ trên đường đi, nhưng về mặt khoa học, những tảng băng này lại giúp các nhà nghiên cứu theo dõi mực nước và hoạt động của băng trên hồ trước đây.








Nguồn: kienthuc .net.vn
Đã tiếp cận

người