Một trong những mối quan's tâm hàng đầu của người mẹ khi mang thai đó chính là sự phát triển của em bé, trong đó trọng lượng là một yếu tố quan's trọng để đánh giá. Với những trường hợp thai nhi to, trọng lượng lớn, chắc chắn mẹ bầu sẽ có cảm giác lo lắng không biết em bé có sao không, mẹ có thể sinh thường được nữa không?…
Thai nhi được xác định là thai to khi trọng lượng đạt từ 4kg trở lên khi đến ngày dự sinh. (Ảnh minh họa)
Theo các chuyên gia, cân nặng trung bình của em bé là từ 3-3,2kg. Thai nhi được xác định là thai to khi trọng lượng đạt từ 4kg trở lên khi đến ngày dự sinh. Mẹ hãy theo dõi và khám thai định kì theo chỉ định của bác sĩ để chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và bé. Ngoài ra, thay vì lo lắng, mẹ nên tìm hiểu nguyên's nhân's nào khiến thai nhi to hơn so với tuổi thai và chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết để việc sinh nở được thuận tiện và an toàn.
1. Nguyên nhân's thai lớn
Một số nguyên's nhân's có thể dẫn đến trọng lượng thai lớn như sau:
- Di truyền: Nếu mẹ có vóc dáng to lớn thì cũng có thể em bé sẽ có trọng lượng lớn hơn so với các bé khác
- Tiểu đường thai kì: Mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ đẩy glucose dư thừa từ máu của mẹ vào nhau thai. Điều này làm tăng insulin huyết, khiến lớp mỡ, glycogen, protein tích lũy trong cơ thể thai nhi, khiến thai lớn hơn bình thường.
- Quá ngày dự sinh: Bác sĩ Christopher Chong, chuyên gia kiêm cố vấn sản - phụ khoa (bệnh viện Gleneagles, Singapore) cho hay thời gian mang thai càng kéo dài thì thai nhi càng lớn. Đây là lý do tại sao bác sĩ sẽ cân nhắc kích thích chuyển dạ cho mẹ nếu thai nhi lớn. Cho dù vậy, việc này cũng cần thực hiện sau tuần thai thứ 37. Thai kì thường kéo dài 40 tuần nhưng từ 37 tuần trở đi, người mẹ có thể được coi là mang thai đủ tháng và có thể chuyển dạ.
- Giới tính của thai: Các bé trai vẫn thường có xu hướng lớn hơn các bé gái.
2. Không thể khẳng định trước việc sinh thường hay sinh mổ
Các bác sĩ sẽ thăm khám và quyết định xem người mẹ có thể sinh thường hay không. Bác sĩ Chong lưu ý rằng khả năng sinh thường được hay không phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa từng người, nên không thể khẳng định được bất cứ điều gì mà chưa có sự tư vấn và cân nhắc của bác sĩ có chuyên môn. Nếu cần thiết, các bác sĩ sẽ tư vấn sinh mổ cho người mẹ để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể gặp phải khi sinh thường với trọng lượng thai quá lớn.
Các bác sĩ sẽ thăm khám và quyết định xem người mẹ có thể sinh thường hay không tùy vào sức khỏe và cơ địa mỗi người (Ảnh minh họa)
3. Cân nặng sau sinh mới là thước đo chuẩn nhất
Trọng lượng thai được ước tính gần chuẩn hơn trong vòng 3 tháng cuối thai kì. Theo bác sĩ Chong, bất cứ phép tính trọng lượng nào trước 28 tuần đều không thể chính xác. Kể cả trong những tháng cuối, cũng rất khó để xác định chính xác là thai có thực sự lớn hay không. Chỉ có trọng lượng sau sinh khi bé mới có thể nói lên tất cả và cho kết quả chuẩn nhất.
Trên thế giới từng chứng kiến nhiều ca sinh to với trọng lượng "khủng"
4. Những nguy cơ về sức khỏe khi thai lớn
Thai nhi lớn có thể gặp một số nguy cơ như sau:
- Bé rất dễ bị vàng da, lượng đường trong máu thấp và suy hô hấp, đây hầu hết là những biểu hiện liên quan's đến căn bệnh tiểu đường thai kỳ của mẹ.
- Mẹ bị tiểu đường thì con có nguy cơ chậm phát triển phổi, dẫn đến các vấn đề về hệ's hô hấp, trẻ khó thở hơn.
- Nguy cơ lớn nhất đối với thai nhi chính là chứng loạn sản vai xảy ra khi vai của em bé bị kẹt trong ống sinh trong quá trình rặn sinh, dẫn đến chấn thương và thậm chí là tử vong.
Còn người mẹ sẽ gặp những vấn đề sức khỏe sau đây:
- Chấn thương cơ sàn chậu: Trong quá sinh con, mẹ có thể bị chấn thương cơ sàn chậu, gây ra tình's trạng vỡ cơ quan's vùng chậu. Các cơ sàn chậu chịu trách nhiệm giữ tất cả các cơ, mô và cơ quan's vùng chậu ở đúng vị trí. Chấn thương kéo dài trong khi sinh con khiến các cơ quan's này bị tổn thương.
- Tiểu không tự chủ: Mặc dù mẹ mang thai có trọng lượng trung bình cũng có thể gặp nguy cơ này, nhưng với người mẹ mang thai to thì nguy cơ tiểu không tự chủ nhất là khi ho, hắt hơi càng cao hơn.
- Rách cơ vòng hậu môn: Đây là một biến chứng gây đau đớn cho người mẹ. Nếu thấy có hiện tượng nứt kẽ hậu môn, rách hậu môn thì mẹ cần đi khám ngay để điều trị kịp thời.
- Nếu sinh mổ với thai to, nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu cao hơn, quá trình phục hồi chậm hơn, thậm chí phẫu thuật làm tổn thương các cơ quan's và các mô lân cận.
Mang thai lớn, người mẹ sẽ dễ gặp các vấn đề về sức khỏe, thai nhi cũng vậy (Ảnh minh họa)
5. Thai nhi to thường hiếm gặp
Bác sĩ Chong chỉ ra rằng chỉ có 10% trẻ sơ sinh nặng trên 3,7kg, con số này giảm xuống còn 3% đối với trẻ sơ sinh nặng 4kg trở lên. Chính vì vậy vấn đề thai to không phải xảy ra phổ biến. Người mẹ cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, khám thai định kì để kịp thời phát hiện những bất thường, lường trước vấn đề để có phương án xử trí.
Nguồn: Parent
Nguồn: afamily .vn