Tạo bài viếtQuestion & AnswerẢnh/Video

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

Album:

Có thật sữa mẹ chữa được viêm kết mạc và viêm tai giữa? - Bác sĩ nhi sẽ cho các... Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

Có thật sữa mẹ chữa được viêm kết mạc và viêm tai giữa? - Bác sĩ nhi sẽ cho các...



Sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo nhất của tự nhiên, cung cấp em bé sơ sinh sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. Sữa mẹ chứa tất cả các dưỡng chất như chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất, và các yếu tố vi lượng mà một em bé cần để phát triển khỏe mạnh.

Với tất cả những ưu điểm vượt trội như vậy, không một ai phủ nhận vai trò của sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có cộng đồng các mẹ bỉm sữa thần thánh sữa mẹ một cách thái quá, rằng sữa mẹ không chỉ tốt nhất cho bé mà còn có thể trị bách bệnh, và một trong những bệnh đó là viêm kết mạc. Theo hội các mẹ cuồng sữa mẹ, khi bé bị viêm kết mạc chỉ cần nhỏ sữa mẹ vào là sẽ khỏi.

Có thật sữa mẹ chữa được viêm kết mạc và viêm tai giữa? - Bác sĩ nhi sẽ cho các mẹ câu trả lời chính xác nhất  - Ảnh 1.

Vậy sữa mẹ có thực sự có tác dụng điều trị viêm kết mạc hay không? 

Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ nhi khoa Trương Hoàng Hưng của viện MD KIDS PEDIATRICS, thành phố McKinney, Texas (Mỹ) đã có một bài viết đang được chia sẻ rầm rộ.

Nguyên văn bài viết của bác sĩ Hưng như sau:

Có lần tôi tình's cờ xem được một mẹ bỉm sữa vô cùng vui sướng khoe thành quả trị hết bệnh viêm kết mạc cho con bằng sữa mẹ, như là khám phá ra một vấn đề vô cùng trọng đại trong khoa học.

Chuyện dùng sữa mẹ để trị viêm kết mạc là chuyện từ thời xa xưa lắm rồi chứ cũng không có gì mới mẻ, y học cổ đại đã phát hiện sữa mẹ có thể làm viêm kết mạc hết nhanh hơn từ cả ngàn năm trước và hiện nay vẫn hay được khuyên dùng để trị viêm kết mạc trên rất nhiều trang mạng hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc con.

Có thật sữa mẹ chữa được viêm kết mạc và viêm tai giữa? - Bác sĩ nhi sẽ cho các mẹ câu trả lời chính xác nhất  - Ảnh 2.

Bác sĩ nhi khoa Trương Hoàng Hưng

Như vậy sữa mẹ có thực sự có tác dụng điều trị viêm kết mạc hay không?

Phòng khám nhi của University of California đã thực hiện một nghiên cứu trên các mẫu sữa mẹ từ các bà mẹ không có bệnh suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng hay dùng kháng sinh trong vòng 2 tuần. Họ dùng các mẫu sữa này để xem tác dụng kháng khuẩn của sữa mẹ tốt hơn kháng sinh (Polytrim) hay không trên khoảng 10 loại vi trùng thường gặp. Đồng thời, họ cũng đem các mẫu sữa đi cấy để tìm xem có mầm bệnh hay không.

Kết quả cho thấy sữa mẹ chỉ có tác dụng kháng khuẩn tốt với N. gonorrhoeae (vi trùng lậu), M. catarrhalis, Streptococcus viridans, tương đối với Staphylococcus và không có tác dụng với các loại khác. Trong khi đó kháng sinh Polytrim có tác dụng kháng khuẩn tốt hơn sữa mẹ trên tất cả các mẫu vi trùng được thử, trừ N. gonorrhoeae.

Tất cả các mẫu sữa đem cấy đều phát triển các loại vi trùng thường trú ở da và ruột, trong đó có một mẫu có cả Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng), là một loại vi trùng rất nguy hiểm.

Khoảng 60-70% viêm kết mạc ở trẻ em là do vi trùng, còn lại do siêu vi (tự hết). Các vi trùng gây bệnh thường gặp nhất là H. influenza, Streptococcus pneumonia, M. Catarrhalis.

Nhìn vào điều này cho thấy sữa mẹ có tác dụng rất kém đối với các vi trùng gây bệnh thường gặp. Ngoài ra nhỏ sữa mẹ vào mắt còn phải đối mặt với nguy cơ từ các vi trùng trên da và ruột bị nhiễm vào sữa mẹ.

Vì vậy mấy mẹ nhỏ sữa mẹ vào trong mắt con vài bữa thì thấy mắt hết đỏ hầu hết là do ăn may, phần nhiều là do siêu vi thì tự hết mà thôi. Sữa mẹ chỉ có hiệu quả với vài con vi trùng, chưa kể hôm nào tình's cờ đem vài con vi trùng trên da đem đặt vào trong mắt con là coi chừng chữa trâu lành thành trâu mù.

Khoảng 60-70% viêm kết mạc ở trẻ em là do vi trùng, còn lại do siêu vi (sẽ tự khỏi). Vì vậy, nếu nhỏ sữa mẹ vào trong mắt con vài ngày thì thấy mắt hết đỏ hầu hết là do ăn may, phần nhiều là do siêu vi thì tự hết mà thôi.

Bác sĩ thường không khuyến cáo dùng sữa mẹ chữa viêm kết mạc vì hiệu quả kém và nguy cơ nhiễm trùng thứ phát cao.

Sẵn đây nói luôn vụ sữa mẹ trị viêm tai giữa. Viêm tai giữa là hiện tượng viêm nhiễm ở khoang tai giữa (middle ear) được cách biệt với ống tai ngoài bởi màng nhĩ (ear drum). Nhỏ sữa vô tai không những không có tác dụng vì có vào tới tai giữa đâu, cho dù có vào thì cũng không làm gì được con vi trùng gây viêm tai giữa. Vài ngày nó thành sữa chua thúi hoắc trong ống tai, nhiễm trùng ống tai ngoài thì có mà khóc tiếng Miên. Chưa kể nhà có kiến, chúng nó nghe mùi sữa vào làm tổ trong đó thì còn khổ nữa.

Tóm tại sữa mẹ là để cho con bú chứ không phải để nhỏ mắt hay nhỏ tai. Trừ khi đang trên núi không có bác sĩ, không có thuốc thì có thể cân nhắc dùng cách của y học cổ đại, chứ đang ở thành phố mà dùng phương pháp trị liệu thời kỳ đồ đá thì nó dị vô cùng.

Bác sĩ Trương Hoàng Hưng là một bác sĩ nhi khoa người Việt đang sinh sống và làm việc tại bệnh viện của bang Texas (Mỹ). Tự nhận mình là người "hay lo chuyện bao đồng", bác sĩ đã chia sẻ rất nhiều bài viết hay dưới góc nhìn khoa học rất bổ ích cho các mẹ nuôi con nhỏ.

Trên aFamily, các mẹ có thể tìm đọc những bài viết của bác sĩ TẠI ĐÂY.











Nguồn: afamily .vn
Đã tiếp cận

người