Có câu nói rằng sự hy sinh của những người mẹ luôn là vô giá. Minh chứng đơn giản nhất có thể kể đến là sự chịu đựng nỗi đau thể xác khi sinh ra được một đứa con. Không những là cơn đau đẻ hay đau vết mổ, mà còn là vô vàn biến chứng khác nữa nếu gặp phải. Trường hợp của chị Hoàng Minh Thúy (29 tuổi, hiện đang sống ở Hà Nội) là một trong số đó. Chị bị nhiễm trùng vết mổ sau sinh, phải trải qua nhiều lần điều trị trong bệnh viện, chịu đựng những lần bác sĩ vét mủ, rạch sống đau thấu trời. Dù câu chuyện của chị khi được kể lại đã giảm bớt phần thực tế, nhưng đọc đến đâu vẫn sởn da gà, gai người đến đó.
Hiện nay bé đã được 5 tháng tuổi nhưng cơn ác mộng ngày sau sinh vẫn khiến chị Thúy bị ám ảnh, rùng mình.
Sốt tái đi tái lại, một lần xử lý ổ dịch được... "vài bát tô"
Chị Minh Thúy tâm sự về câu chuyện của mình khi bé thứ 2 đã được 5 tháng tuổi, thế nhưng những gì trải qua vẫn vẹn nguyên's sự khủng khiếp như mới ngày hôm qua. Chị kể: "Bé nhà mình được 3.9kg, sinh mổ, ở viện 4 ngày là hai mẹ con về nhà. Lúc về bị co dạ con rất đau, nhưng nỗi đau này chẳng thấm vào đâu. Mình về nhà được 3 ngày thì bị sốt nhẹ. Chồng mình đưa đi khám, bác sĩ kiểm tra vết mổ thấy bình thường, không tắc sữa, không sót nhau. Mình được kê kháng sinh về nhà uống. Nhưng mình tiếp tục sốt tăng dần, trong 2 ngày tiếp theo cứ sốt đi sốt lại, 30 phút -1 tiếng lại sốt. Đỉnh điểm đến đêm sốt hơn 40 độ, chồng đưa mình vào luôn bệnh viện".
Vào viện bác sĩ khám trực quan's không thấy vết mổ có vấn đề gì, chỉ định đi siêu âm. Kết quả siêu âm cũng không sao, kết quả thử máu bạch cầu tăng. Chị Minh Thúy lại quay về phòng's siêu âm lần 2, lần này bác sĩ siêu âm kỹ lại. Vết mổ mới được một tuần, cứ bị đè đi đè lại bằng cái đầu siêu âm khiến chị Thúy đau run bắn cả người. Bác sĩ chỉ bảo chị phải chịu đựng, đừng gồng lên nếu không sẽ không siêu âm được.
Về nhà được vài ngày thì vết mổ bắt đầu có hiện tượng bị ứ dịch.
Sau 15 phút, bác sĩ thấy túi dịch nhỏ ở mép trong vết mổ hay nói cách khác là bị nhiễm trùng vết mổ. Gọi cho bác sĩ mổ cho mình, chị Thúy nhận được chỉ định tiếp tục uống kháng sinh và theo dõi. Hai ngày sau đó chị Thúy vẫn sốt, phần bụng quanh vết mổ căng tức. Đến gần sáng ngày tiếp theo, chị bị bục vết mổ, bung một mắt chỉ và chảy dịch. Chị gọi cho bác sĩ và vào viện luôn.
"Bác sĩ trực tiếp xứ lý ổ dịch, mình nghĩ hơi thô chứ chắc phải cả vài bát tô dịch lấy ra. Xử lý là nặn dịch trực tiếp bằng tay's rồi bơm rửa, không thuốc tê nên mình cảm nhận rõ ràng hết. Mình còn biết bác sĩ đụng kéo với bông rửa dưới thành bụng, cảm giác sốc kinh dị vô cùng, khóc không nổi. Nhưng may mắn sau đó mình được về nhà thì hết sốt vì ổ dịch đã được làm sạch. Vết mổ bác sĩ băng lại nhưng không khâu, dặn về nhà rửa hàng ngày. Lần đầu tiên mở ra rửa, chồng làm cho mình, nhìn thấy chỉ muốn ngất luôn".
Nặn mãi mà vết mổ vẫn không hết dịch dù cho bác sĩ kê 3 loại kháng sinh, rắc trực tiếp kháng sinh vào vết mổ.
"Vết rạch dài hơn 1 ngón tay's, miệng rộng hơn một đốt ngón tay's mà để mở hoàn toàn nhìn thấy rõ máu thịt của mình. Còn thấy rõ 2 cái lỗ mà bác sĩ cho kéo vào lau rửa. Chồng làm chắc cũng run lắm. Bác sĩ bảo không khâu, phải để tự liền, mình thầm nghĩ to thế không biết bao giờ mới có thể tự liền được", chị Thúy vẫn cảm thấy rợn người khi kể lại trải nghiệm đáng sợ của mình.
Tái nhiễm trùng, chuỗi ngày nằm viện triền miên
Chịu bao đau đớn nhưng cơn ác mộng của chị Thúy vẫn chưa dừng lại ở đó. Hai ngày sau khi về nhà, phần còn lại của vết mổ lại có dấu hiệu bung chỉ vì tụ dịch, chị phải vào viện lần thứ 3. Bác sĩ yêu cầu lên phòng's mổ, lại được gây tê tủy sống như khi đi sinh con. "Lên phòng's mình đã run rồi. Bác sĩ lại rạch toàn bộ ra, cắt lọc khâu lại và đặt 2 ống xông. Yêu cầu đặt ống xông 4 ngày, bác sĩ bảo 4 ngày sau là sạch dịch và có thể về được. Trong 2 ngày đầu, mình chỉ nằm được 1 tư thế trên giường, không xoay được người, vừa đau vừa mỏi, khó chịu kinh khủng. Nhưng mà hơi xoay là chạm vào ống xông lại đau".
Trong thời gian ấy, chị Thúy liên tục được truyền với tiêm kháng sinh. Đến ngày thứ 5, bác sĩ rút ống xông thông báo vết mổ tốt, khô ráo, không chảy dịch. Chị Thúy sung sướng nghĩ thử thách đã kết thúc. Nhưng đến sáng hôm sau, bác sĩ kiểm tra lại thấy chân ống xông chảy dịch. Từ hôm đó ngày nào bác sĩ cũng nặn dịch trực tiếp trên vết mổ. Chị không nhớ làm sao mình vượt qua được nhưng cứ nhìn thấy bác sĩ là chị hoảng. Mỗi ngày 2 lần, chị phải chịu đựng những cơn đau vượt cả ngoài tưởng tượng. Nhưng nặn mãi mà vết mổ vẫn không hết dịch dù cho bác sĩ kê 3 loại kháng sinh, cả rắc trực tiếp kháng sinh vào vết mổ. Mà kháng sinh như cát, hôm nay rắc, hôm sau lại rửa sạch đi, đau xé tâm can.
Chị Thúy xơ xác tiêu điều trong những ngày nằm viện.
Hiện trạng vết mổ có màu xanh rêu khi chị Thúy về nhà ăn Tết và bắt đầu quyết định bôi thuốc mỡ sinh cơ.
"Thời gian lúc đấy là sát Tết rồi, cả bác sĩ và bệnh nhân's đều sốt ruột. Nhất là khi nghe chuyện có người quen mổ xong cũng bị nhiễm trùng, phải lọc móc, mình hoảng lắm. Lúc đó sợ vô cùng, chỉ mong khỏi, nặn đau cũng được miễn là khỏi được. Bác sĩ, y tá động viên mình nhiều, bảo chắc 2 ngày nữa đỡ sẽ ra viện được. Nhưng mai kiểm tra lại vẫn không ổn, đến 27 Tết, mình bảo bác sĩ là mình không cần ăn Tết đâu, bác sĩ cứ làm sao mình khỏi là được. Thật là lúc đấy tinh thần mình cực kỳ tệ, nặn dịch đau, truyền đạm 12 tiếng, tay's sưng buốt hết, toàn vết kim truyền, hết cả chỗ lấy ven", chị Thúy kể lại.
Đến 29 Tết, bác sĩ quyết định rửa lại vết mổ và khâu tạm lại cho chị về ăn Tết. Hôm đấy chị khóc hết nước mắt vì trải qua cơn đau nhất từ trước đến giờ. Bác sĩ nặn dịch làm sạch rất lâu, khi khâu bác sĩ xiên kim rút chỉ mũi nào chị cảm nhận đau đớn mũi ấy, kêu khóc rất nhiều.
Chị Thúy tâm sự, trải qua bao nhiêu đau đớn để đổi lấy một thiên thần như thế này, với chị cũng thấy xứng đáng.
Hiện chị đã xinh đẹp, rạng rỡ và có thể nói được lời chào tạm biệt cơn ác mộng sau sinh.
Bác sĩ hẹn chị Thúy mùng 8 quay lại khám, hồ sơ vẫn để ở viện không rút, phòng's trường hợp phải vào gấp. Về Tết được 5 ngày, vết mổ khô lại, chị Thúy không đau nhưng mà dần dần phần miệng vết thương đen lại trông cứ như bị hoại tử. Chị hoảng sợ, sợ phải quay lại viện và chịu đựng quá trình suốt 10 ngày như trước.
Nhưng chị may mắn được bố đưa về cho một loại thuốc mỡ sinh cơ. Ban đầu chị không dám đắp vì sợ nhiễm trùng. Sau khi tìm hiểu thêm và nhận được lời khuyên trực tiếp từ vị Lương Y điều chế ra thuốc thì chị quyết định đắp. Kết quả vượt xa mong đợi của chị. Đắp thuốc khoảng 10h sáng, đến 4h chiều thay băng, chị đã thấy vết mổ đổi màu rõ rệt. Phần thịt bị đen khô bong ra, thấy màu da thịt chuyển dần màu hồng. Cứ như vậy đắp liên tục trong 10 ngày tiếp theo, vết mổ của chị cũng lành miệng lại. Cơn ác mộng coi như chấm dứt một cách đầy bất ngờ như thế.
Nguồn: afamily .vn